[Kiến Thức] Dép Với Vòm Hỗ Trợ Thực Sự Có Tác Dụng?

Nam N. Phung
Đăng ngày 04/06/2020
656 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Đau gan bàn chân chiếm khoảng 11% đến 15% trong số tổng các chấn thương chi dưới và ảnh hưởng đến khoảng 8 đến 10% trong nhóm người có thói quen chạy bộ. Đau gan bàn chân chủ yếu xuất hiện ở mép trước của gót chân, phía bên trong, sát với vòm bàn chân. Triệu chứng này có xu hướng xuất hiện khi chúng ta đứng lên và đi lại sau khi không hoạt động hoặc làm các công việc nặng nhọc trong một thời gian dài. Triệu chứng được biết đến nhiều nhất là viêm cân gan chân (hay nói chính xác hơn là "thoái hóa cân gan chân"). Sau khi thức dậy vào mỗi buổi sáng, bước đi đầu tiên sẽ mang lại cảm giác đau dữ dội.

Khi nói đến sự thoái hóa cân gan chân, chúng ta phải đề cập đến vòm bàn chân. Khi đi lại bình thường, vòm bàn chân của chúng ta sẽ xoay ra trước hoặc sau, hay thường được biết đến với hiện tượng vòm bàn chân sụp xuống hoặc nâng lên. Khả năng xoay ra trước (hoặc sụp xuống) giúp bàn chân giảm sóc và phân phối áp lực, đồng thời cũng tích trữ năng lượng bằng cách hơi siết chặt cân gan chân (hình 1), cung cấp động năng cho bàn chân tiến về phía trước, giúp chúng ta đi lại dễ dàng hơn. Do đó, khả năng của vòm bàn chân có thể thực hiện các chuyển động này hay không là rất quan trọng. Nếu hoạt động của vòm bàn chân không đủ sẽ làm tăng gánh nặng của các cơ bắp chi dưới khi đi bộ, hoặc tăng lực phản ứng từ mặt đất mà lòng bàn chân phải chịu, điều này có thể gây khó chịu cho các chi dưới. Ngoài ra, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hoạt động của vòm bàn chân sẽ ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng của cơ thể và làm tăng xác suất bị đau lưng dưới.



(Nguồn ảnh: Chuyên gia vật lý trị liệu Hunter) 


Ngoài mức độ hoạt động, khả năng kiểm soát linh hoạt vòm chân cũng rất quan trọng. Chiều cao của vòm bàn chân khi không hoạt động là một yếu tố ảnh hưởng đến sự thoái hóa của cân gan chân. Điều nên chú ý là là liệu chuyển động của vòm bàn chân có được kiểm soát tốt trong quá trình hoạt động của cơ thể hay không. Các yếu tố như thừa cân hoặc sức mạnh cơ bắp không đủ cũng có khả gây nên hiện tượng vòm bàn chân bị “sụt lún” quá mức, làm tăng nguy cơ cân gan chân bị kéo dài và phải gánh chịu một tải trọng lớn. Do đó, ngoài triệu chứng bàn chân bẹt bẩm sinh, những người có vòm bàn chân bình thường nhưng do béo phì hoặc sức mạnh cơ bắp không đủ gây nên sụp đổ quá mức vòm bàn chân cần phải đặc biệt chú ý.

Đối với các cơn đau do sự xuống cấp của cân gan chân, các phương pháp can thiệp phổ biến là: sử dụng miếng lót giày, dùng băng thể thao để bó chân, thực hiện các bài tập co giãn hoặc sức mạnh cơ bắp, hay điều trị sóng xung kích ngoại bào hoặc tiêm steroid. Bất kể phương pháp can thiệp nào, cũng cần thời gian để cải thiện, đặc biệt đối với những người cần đi bộ hoặc đứng lâu trong công việc hoặc sinh hoạt, hiệu quả của quá trình điều trị sẽ chậm hơn. Do đó, nhiều người sẽ chọn mua miếng lót giày để giảm bớt gánh nặng cho cuộc sống hàng ngày trong khi được điều trị. Tuy nhiên, hạn chế của đế lót là nó phải được sử dụng với giày, không thể lót khi mang dép. Do đó, một số doanh nghiệp bắt đầu có ý tưởng làm sao có thể sử dụng đế lót cùng với dép. Trong trường hợp này, phần đế giữa của dép được thiết kế không còn phẳng hoàn toàn. Nhưng hầu hết mọi người nghĩ rằng khả năng hỗ trợ và đệm của dép sẽ kém hơn so với giày, do đó dép có vòm hỗ trợ thực sự có ích không?

Để kiểm chứng vấn đề này, hai nghiên cứu khác nhau với 150 người và 108 đã được thực hiện để so sánh xem việc sử dụng miếng lót giày thông thường, dép có hỗ trợ vòm và dép có đáy phẳng có thể làm giảm bớt gánh nặng cho bàn chân và cải thiện chất lượng cuộc sống hay không. Kết quả của cả hai nghiên cứu đã phát hiện ra rằng dép có hỗ trợ vòm (hình 2) và miếng lót giày có thể cải thiện mức độ đau của các đối tượng nghiên cứu so với dép có đáy phẳng thông thường. Và kết qủa cũng cho thấy rằng hiệu quả của dép có vòm hỗ trợ và miếng lót giày là tương tự nhau. Điều này cho thấy rằng dép có hỗ trợ vòm cũng có tác dụng cho bàn chân và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, cả hai nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng rằng các loại dép hay miếng lót này chỉ có thể được coi là công cũ phụ trợ và không thể được coi là phương pháp điều trị chính. Dép là một lựa chọn tiện lợi khi muốn ra ngoài trong một thời gian ngắn hoặc di chuyển trong nhà. Do đó dép có hỗ trợ vòm sẽ là một lựa chọn thích hợp cho nhóm người bị đau cân gan chân, họ không cần phải mang giày và sử dụng miếng lót, tiện lợi hơn trong sinh hoạt trong nhà. Đặc biệt là khi thức dậy vào buổi sáng, họ có thể mang ngay lập tức để giảm bớt đau khi bạn đứng dậy. Nhưng như đã đề cập trước đó, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm cân gan chân vẫn là hoạt động và khả năng kiểm soát của vòm bàn chân. Dép hoặc đế lót như thế này chủ yếu là để giúp chúng ta giảm bớt các triệu chứng tại nơi làm việc và trong cuộc sống hàng ngày. Do đó cần phải kết hợp với các phương pháp thiệp điều trị khác để có hiệu quả cải thiện tốt hơn.

(Nguồn ảnh: Chuyên gia vật lý trị liệu Hunter) 


Gần đây trên thị trường, thương hiệu ATTA đã sản xuất loại dép được thiết kế đặc biệt có vòm hỗ trợ. Dép ATTA không chỉ có thể hỗ trợ vòm bàn chân, mà còn được sản xuất với vật liệu có độ đàn hồi nhất định. Vì vậy khi đi bộ, dép ATTA có thể hỗ trợ cho vòm bàn chân, nhưng cũng sẽ không hạn chế các chuyển động thông thường của vòm bàn chân. Ngoài ra, dép ATTA cũng có thể cung cấp hiệu ứng cân bằng áp lực động. Ngoài ra, dép cũng đã được thử nghiệm bởi phòng thí nghiệm của Đại học Yangming (Hình 3). Dù là khi đứng hay đi, dép với hỗ trợ vòm có thể phân tán áp lực của toàn bộ bàn chân, gót chân và bàn chân sau. (Hình 4 và 5). Loại dép này phù hợp cho những người gặp vấn đề với đau cân gan chân trong những chuyến đi ngắn và các hoạt động trong nhà.


(Nguồn ảnh: Chuyên gia vật lý trị liệu Hunter)



(Nguồn ảnh: Chuyên gia vật lý trị liệu Hunter)


(Nguồn ảnh: Chuyên gia vật lý trị liệu Hunter)


Tài liệu tham khảo

[Nguồn bài viết: Running Biji]